Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016


Dân chủ đại diện? *
  
Dân chủ không nằm ở các quyền năng to lớn của các vị đại biểu, mà nằm ở chế độ trách nhiệm của các vị đại biểu trước cử tri.
Bạn có bao giờ nhớ được những vị đại biểu mà mình đã bầu ra ở các cấp chính quyền là ai không? Câu trả lời không nói thẳng ra thì, có lẽ, cũng đã rõ với rất nhiều người. Chúng ta hầu nhưng ít nhớ được ai.
Ảnh minh họa
Như những cử tri, chúng ta ai cũng có đại biểu ở tất cả bốn cấp chính quyền: xã, huyện, tỉnh, trung ương. Thế nhưng khi gặp phải một vấn đề nào đó trong cuộc sống, bạn lại thường lúng túng không biết phải kêu ai.
Ví dụ, nếu cơ quan hành chính om công việc của bạn hết ngày này sang tháng khác, thì bạn phải kêu ai? Nếu đường trước nhà bạn chưa mưa đã ngập, thì bạn phải kêu ai? Người đầu tiên bạn phải kêu, tất nhiên, là vị đại biểu của mình. Bạn có bao giờ làm như vậy không? Nếu không, bạn bầu ra người đại diện cho mình để làm gì?
Dân chủ không nằm ở các quyền năng to lớn của các vị đại biểu, mà nằm ở chế độ trách nhiệm của các vị đại biểu trước cử tri. Chế độ trách nhiệm này về cơ bản là rất khó xác lập nếu như chúng ta thậm chí còn không nhớ nổi đại biểu của mình là những ai. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều. Dưới đây là một vài nguyên nhân rất dễ nhận thấy.
Một là, nhận thức về trách nhiệm chính trị của chúng ta chưa cao. Chúng ta nhiều khi đi bầu như một nghĩa vụ phải làm cho xong, chứ không phải đi bầu để chọn người đại diện cho quyền và lợi ích của mình. Mà như vậy thì bầu xong là xong. Thực ra, bầu xong thì mọi việc chỉ mới bắt đầu. Vấn đề là người đại biểu được bầu sẽ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của bạn thế nào. Mà như thế nào thì bạn phải theo dõi mới biết được. Bạn làm sao có thể theo dõi, nếu như thậm chí bạn không nhớ nổi đại biểu mà mình đã bầu là ai?!
Muốn biết đại biểu của mình hoạt động như thế nào thì bạn phải tham dự các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu, phải tìm hiểu xem đại biểu đó đã phát biểu, đã biểu quyết như thế nào ở trong Quốc hội hoặc hội đồng nhân dân. Bạn có bao giờ làm như thế không?
Hai là, hệ thống thông tin về các đại biểu cũng chưa thật phát triển. Nhiều khi bạn cũng muốn tìm gặp đại biểu của mình để đề đạt nguyện vọng và trao đổi về những vấn đề mà bạn quan tâm. Thế nhưng, vị đại biểu đó có thể gặp được ở đâu? Vào thời gian nào? Địa chỉ ra làm sao? Số điện thoại, địa chỉ email như thế nào? Đó là những câu hỏi mà nhiều khi bạn không biết tìn câu trả lời ở đâu cả.
Ba là, các đại biểu không phải bao giờ cũng hiệu năng trong việc giải quyết các vấn đề của người dân. Bạn có thể đến gặp đại biểu của mình một vài lần để đề đạt nguyện vọng hoặc nhờ giúp đỡ, nhưng ngoài những lời động viên chung chung khó có vấn đề nào của bạn được giải quyết. Trong trường hợp như vậy, bạn có muốn việc gì cũng đến gặp đại biểu của mình không? Đó là chưa nói tới việc thiết kế hệ thống động lực như thế nào để khuyến khích các vị đại biểu làm tròn trách nhiệm đối với dân vẫn còn là một vấn đề nan giải.
Cuối cùng, trong một nền dân chủ đại diện thì chức năng đại diện là quan trọng nhất. Muốn vận hành được chức năng này, thì mối quan hệ hữu cơ giữa người đại diện và người được đại diện phải được xác lập và vận hành trên thực tế. Và tất cả bắt đầu từ việc ghi nhớ tên và địa chỉ (điện thoại, email) của những đại biểu mà bạn đã bỏ phiếu ủy quyền.
TS Nguyễn Sĩ Dũng – Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Theo Báo Đất Việt
Dân bắt đầu làn sóng ‘cạnh tranh’ quyền ứng cử với đảng viên?
  
Tính cho đến ngày hôm nay (9/2), đã có gần 10 cá nhân độc lập tại Việt Nam tự đứng ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14. Hiện tượng đặc biệt mới xuất hiện này nhận được khá nhiều sự ủng hộ trên mạng xã hội, dù không mấy người đánh giá cao về mức độ thành công của các ứng viên ngoài đảng Cộng sản tự ứng cử. Khánh An tường trình.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A trước tòa thị chính của một thành phố ở Trung Quốc với chiếc áo No-U phản đối đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.
.
Khởi đầu làn sóng tự ứng cử là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà tranh đấu cho xã hội dân sự tại Việt Nam, hiện đang sống ở Hà Nội. TS. Nguyễn Quang A nói ông không hy vọng nhiều về khả năng ông có thể ‘lọt’ được qua các vòng loại của quá trình bầu cử vào quốc hội, nhưng đây là một phần trong rất nhiều hoạt động của phong trào học tập dân chủ đã được khởi động tại Việt Nam những năm gần đây ở ‘tầm sâu rộng hơn nhiều’.
 .
Phong trào học tập dân chủ mà chúng tôi đã khởi động từ lâu lâu rồi, chí ít là từ Kiến nghị 72, tức 3 năm trước, thì nó rộng hơn rất nhiều, trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, chứ không chỉ là việc tự ứng cử.
Mình thấy bác Nguyễn Quang A làm việc này thì mình cũng thấy đấy là một nguồn năng lượng, nguồn động viên rất lớn để cho một số anh em chúng tôi đứng lên làm cái việc là tự ra ứng cử. Nhưng cũng phải nói thêm nữa là cái thời điểm của xã hội Việt Nam bây giờ là chúng ta phải làm như thế thôi, không thể nào cứ u mê tăm tối mãi như thế được…
Kỹ sư Hoàng Cường nói.
Việc tự ra ứng cử, theo TS. Nguyễn Quang A, là để người dân ‘thức tỉnh’ về các quyền chính trị cơ bản của mình và biến nó thành hiện thực, thay vì chỉ là quyền hão như từ trước tới nay.
 .
Chỉ chưa đầy một tuần sau khi TS. Nguyễn Quang A loan báo quyết định tự ứng cứ, có gần 10 cá nhân độc lập cũng tuyên bố tự ứng cử làm đại biểu Quốc hội sắp tới như nhà văn Phạm Thành, blogger Nguyễn Tường Thụy, kỹ sư Hoàng Cường, blogger Đặng Bích Phượng…
 .
Luật sư Lê Văn Luân, người gần đây bị côn đồ hành hung ở Chương Mỹ, Hà Nội, sau khi đứng ra nhận trợ giúp pháp lý trong vụ án một thiếu niên chết trong thời gian bị giam giữ, cũng đang ‘cân nhắc’ về quyết định tự ra ứng cử mà anh nói là ‘nghe hơi viễn vông’.
 .
“Nhiều người dân cũng ủng hộ và nhắc đến việc đó cho tôi, nên tôi cũng cân nhắc là có ra kỳ này hay không. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu có ra kỳ này thì đó là một bước đệm cho tôi và cũng là kinh nghiệm cho kỳ sau.”
Phong trào học tập dân chủ mà chúng tôi đã khởi động từ lâu lâu rồi, chí ít là từ Kiến nghị 72, tức 3 năm trước, thì nó rộng hơn rất nhiều, trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, chứ không chỉ là việc tự ứng cử
Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
.Luật sư Lê Văn Luân cho biết ý định ban đầu của anh là ra ứng cử vào kỳ bầu cử tới, vì theo anh, khi đó mới đúng thời điểm. Luật sư Luân nói anh khá bất ngờ khi nghe Tiến sĩ Nguyễn Quang A tự ra ứng cử, một quyết định mà anh cho là ‘táo bạo’ và ‘ảnh hưởng đến chiến lược sau này’.
 .
Trong khi đó, kỹ sư Hoàng Cường cho biết về quyết định tự ứng cử:
 .
“Mình thấy bác Nguyễn Quang A làm việc này thì mình cũng thấy đấy là một nguồn năng lượng, nguồn động viên rất lớn để cho một số anh em chúng tôi đứng lên làm cái việc là tự ra ứng cử. Nhưng cũng phải nói thêm nữa là cái thời điểm của xã hội Việt Nam bây giờ là chúng ta phải làm như thế thôi, không thể nào cứ u mê tăm tối mãi như thế được, không thể nào cứ vỗ tay mãi như thế được. Chúng ta cũng phải làm những hành động của mình.”
 .
Đánh giá về mức độ thành công của các cá nhân tự ứng cử, hầu hết đều cho là ‘rất thấp, thậm chí là ‘số âm’ như đánh giá của kỹ sư Hoàng Cường.
 .
“Cái phần âm đấy sẽ là…hậu quả rất lớn.”
 .
Hầu hết những cá nhân đứng ra tự ứng cử đều ý thức được những ‘hậu quả’ có thể xảy đến, mà trước tiên theo họ, là vòng ‘đấu tố’, tức hội nghị cử tri. Bà Đặng Bích Phượng chia sẻ trên trang mạng cá nhân:
 .
“…tự ứng cử, trước hết là hứng chịu sự gièm pha của dư luận, sau là nếu người ta cho mình lọt vào vòng đầu, là qua tổ dân phố, kiểu gì người ta cũng bố trí quần chúng tự phát đứng ra đấu tố. Thế nên tự ứng cử, thực ra là một hành động rất dũng cảm.”
 .
Bà Phượng không giấu diếm cảm giác sợ hãi khi một số người quen đề nghị bà ra tự ứng cử, vì theo bà, ‘khen người khác dũng cảm thì dễ’, chứ ‘bảo mình tự ra ứng cử đi, thì nhà em…chỉ muốn lặn thật sâu’.
 …tự ứng cử, trước hết là hứng chịu sự gièm pha của dư luận, sau là nếu người ta cho mình lọt vào vòng đầu, là qua tổ dân phố, kiểu gì người ta cũng bố trí quần chúng tự phát đứng ra đấu tố. Thế nên tự ứng cử, thực ra là một hành động rất dũng cảm.
Blogger Đặng Bích Phượng chia sẻ.
 .
Nhưng cuối cùng, những người tự ứng cử cho biết họ vẫn sẽ làm những việc họ mà phải làm.
 .
Với những tiến triển mà một số người cho là ‘hiệu ứng domino’ chỉ trong vòng 1 tuần, TS. Nguyễn Quang A nói ông rất vui khi thấy những người trẻ tự ra ứng cử. Ông nói: “Càng nhiều người ý thức được việc học làm dân chủ phải như thế nào, thì sẽ càng tốt cho tương lai của đất nước”. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quang A cũng lưu ý rằng không nên kỳ vọng là những hành động ‘nho nhỏ’ như thế này sẽ ngay lập tức có kết quả trong sự biến chuyển xã hội.
 .
Kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, nhiệm kỳ 2016 – 2021, sẽ diễn ra vào ngày 22/5/2016.
 .
Theo VOA tiếng Việt
NHIỆT LIỆT ỦNG HỘ CÁC NHÂN SĨ TRÍ THỨC NGHỆ SĨ ỨNG CỬ QH
Luật sư Phạm Quốc Bình đã quyết định ứng cử Quốc hội năm 2016.
Nhiệt liệt hoan nghênh các nhân sĩ, trí thức, luật sư đã quyết định ứng cử Quốc hội năm 2016:

– Tiến sĩ Nguyễn Quang A
– Nhà báo Nhà văn Phạm Thành
– Luật sư Lê Luân
– Luật sư Phạm Quốc Bình 

– Luật gia Nguyễn Kim Môn
– Nghệ sĩ – Danh hài Nguyễn Công Vượng (Vượng Râu) 

Họ là những nhà trí thức yêu nước, có tâm và có trí tuệ, và muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho Dân tộc, cho Tổ Quốc, cho Nhân Dân.
Tôi kêu gọi tất cả các bạn bè FB hãy ủng hộ các vị có tên trên!
 Luật sư Phạm Quốc Bình viết trên FB :
Luật sư Trần Vũ Hải viết về Luật sư Phạm Quốc Bình:
Người đầu tiên tuyên bố ứng cử vào Quốc hội khoá 14 của Việt nam là 1 Luật sư.
Ngày 2/2/2016, luật sư Phạm Quốc Bình đã thông báo trên FB của ông về quyết định ra ứng cử Quốc hội. Như vậy ông là công dân Việt nam đầu tiên ra ứng cử Quốc hội khoá tới, sẽ được bầu cử vào ngày 22/5/2016. trước cả tiến sỹ Nguyễn Quang A (ông A Nguyen Quang tuyên bố vào ngày 5/2/2016).
Ông Bình sinh năm 1972, đã từng có kinh nghiệm đại biểu HĐND quận Hai Bà Trưng. Ông đã từng làm tại Bộ Giao thông vận tải, quản lý doanh nghiệp và hiện hành nghề luật sư. Ông là luật sư cho 3 nhà báo kiện một Toà báo về việc sa thải trái luật và thắng kiện. Ông cũng là trưởng nhóm luật sư cho tôi khi một báo liên tục có những bài viết vu khống và xúc phạm danh dự tôi.
Được biết một số luật sư cũng sẽ tuyên bố ứng cử đại biểu Quóc hội hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Luật sư Lê Văn Luân viết trên FB:
Cả chiều nay tôi ngồi ở cửa để sưởi nắng và đọc sách, cùng với một ấm trà nóng, một chiếc chén nhỏ, bật nhạc nghe duy nhất một bài cho đến khi gấp sách lại để dọn dẹp nhà cửa cuối chiều.
Và giờ trước khi đi tắm gội, tôi muốn đặt ra một vấn đề cần cân nhắc, nghe hơi viển vông trong tình trạng “dân chủ đến thế là cùng”, nhưng cần tham khảo vì một số người nhắc tôi về điều này:
Là tôi sẽ ra ứng cử đại biểu quốc hội khóa tới.
Ai sẽ ủng hộ, vận động hành lang và cùng thực hiện điều đó?
Luật sư luôn là lực lượng cấp tiến đầu tiên và giữ vai trò lớn trong việc cải biến xã hội văn minh bằng những phát kiến lập pháp thông qua những vị trí chính trị thiết yếu, trong việc áp dụng và bảo vệ sự đúng đắn của các quy phạm ấy.
Nếu không thể làm được điều đó thì quả đúng là luật sư chỉ như những chiếc đèn nhấp nháy được trang trí trong những đêm dạ hội và đi tìm công lý trong những chiếc bít tất của một ông già vào một ngày may mắn mà thôi.
Như tôi đã từng nói mới đây:
Luật cần công lý ở trong
Luật sư cần nói tiếng lòng của dân.

 
Và quan trọng hơn:
Luật pháp công minh muôn đời thịnh
Pháp luật xói mòn vạn kiếp suy.
 
Nghệ sĩ – Danh hài Nguyễn Công Vượng (Vượng Râu):
Vì sự dân chủ của Đảng và Tổng Bí Thư đã nói!
Tôi: Nguyễn Công Vượng 
Nguyên Quán Xuân Hồng, Xuân Trường Nam Định
Trú Quán: Thôn 2 xã Thạch Hoà, Huyện Thạch Thất, TP Hà Nội
Trình độ: Cử Nhân Văn Hoá (Đạo Diễn)
Xin tự ứng cử! Ngành Văn Hoá & Giáo Dục
Mọi người sẽ ủng hộ tôi chứ!?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét