Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Quê choa và nỗi ám ảnh không gọi tên

- Thú thật tôi là một người con của quê hương xứ Nghệ nên nghe những từ “mang hương vị quê hương” thì có sức thu hút ghê gớm. Nó giúp tôi khỏa lấp nỗi buồn của một người con sông Lam, núi Quyết sống nơi trái tim của Thủ đô yêu dấu. Từ thú hút đến chú ý tìm hiểu là cả một quá trình dài. Điều đầu tiên đập vào mắt tôi đó là những trang Blog, Website có vẻ nhạy cảm trong việc đưa tin. Những thông tin mới nhất, hót nhất được admin cập nhật một cách nhanh nhất. Việc hay đọc những bài viết trong Quechoa không phải bản thân tôi tán đồng những quan điểm, những bài viết sặc mùi chính trị nửa mùa của những cây viết không tên tuổi ấy. Mà cũng lạ, không biết họ lấy đâu ra hàng loạt bài với những cái tên rất hót khi đọc vào kỳ thực “nhạt thếch”…Dẫu biết đọc vào là không hay nhưng cái gì đã thuộc về sở thích thì rất khó bỏ, lâu ngày nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu và bản thân tôi chấp nhận nó như kiểu một người nghiện thuốc.

Nguyễn Quang Lập (Chủ nhân blog Quê Choa)
Nguyễn Quang Lập (Chủ nhân blog Quê Choa)
Có điều bản thân tôi là một người tiếp nhận có phản biện. Không phải đi theo một chiều, thụ động của những tay ba phải. Đã yêu, thích một cái gì đó thì dù có hi sinh, tổn thất đến đâu tôi cũng bảo vệ cho kỳ được. Ngược lại bản thân đã ghét, không ưa cái gì thì cố gạt bỏ và đạp đổ cho bằng được. Nói như vậy không phải vì tôi là một kẻ hiếu chiến, thích làm nên những “chiến công” gắn với tên tuổi của bản thân. Tinh thần phản biện, góp ý đã hình thành trong con người tôi, ăn vào máu của tôi.
Đến với Quechoa bằng sự tình cờ bởi tôi thích ở đó hương vị quê hương, với những gì mang cái hồn của quê hương bản quán nhưng cũng không phải vì thế mà tinh thần phản biện trong tôi lại thui chột, biến mất. Sự đọc có tiếp thu, chọn lọc trong tôi là như vậy. Càng đọc mới càng thấy được cái tầm “chưa đủ trình” những tác giả trứ danh của Quechoa hàng ngày vẫn cái nhạc điệu cũ mèm, đã đi vào quên lãng. Những người mà tôi tạm gọi là “tác giả” đó vẫn âm thầm thu lượm những thứ mà họ cho rằng nó là chính trị 100% thông qua cái tài chế biến có phần thuần thục của những hạng tôm tép của giới văn trường. Nói có sách, mách có chứng. Tôi xin đơn cử một bài đăng gần đây nhất trên Quechoa để chứng minh cho nhận định có phần hơi thật và chính xác của mình. Những bài viết với những tên gọi như “Nhục quá trời“, “Phải uốn lưỡi 7 lẫn trước khi nói, Bác Thanh ạ!“, “Đảng quá muộn nếu chờ đến năm 2016“…có sức thu hút ghê gớm với những cá nhân có đầu óc tưởng tượng và những liên tưởng kiểu “dây mơ, rễ má”. Về phương diện câu khách thì Blog này có phần thành công. Nhưng cái điều không ý thức được hay ý thức được nhưng năng lực kém nên chưa có điều kiện thực thi lại chính là những nội dụng được phản ánh. Những bài viết khác nhau không cùng một chủ đề được những người quản trị Blog cho vào một “đống” với những lời bình phẩm nhăng cuội.
Trong bài viết: Đình chỉ “cán bộ cấp cao tham nhũng”? cuả một tác giả rất quen thuộc là Theo BBC đã đề cập đến những vấn đề xung quanh việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho Ban Nội chính Trung ương – Nơi có ông Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng ban với nội dung kiến nghị tạm đình chỉ công tác cán bộ có dấu hiệu tham nhũng. Nếu đứng trên cương vị những công dân Việt Nam bình thường thì động thái này của Đảng phần nào thể hiện sự quyết liệt trong cuộc chiến chống tham nhũng, giữ gìn sự trong sạch của tổ chức Đảng và nó đáng được cổ vũ và ghi nhận. Với những cây viết có mối quan hệ thân tình với Quechoa như Theo BBC thì những vấn đề tưởng chừng như đáng khen ấy lại được mổ xẻ ra dưới những chiều cạnh mới. Họ cho rằng: “Quyết định vừa qua là động thái mới nhất của ông Nguyễn Bá Thanh, người rời Đà Nẵng ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội chính Trung ương trong khi giữa Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo Đà Nẵng đang có mâu thuẫn lớn về báo cáo chi tiêu công quỹ” được đưa ra sau những lời khen kiểu: “Có vẻ như sau một loạt các tuyên bộ mạnh mẽ như ” Bấm hốt liền”, “nay ông Nguyễn Bá Thanh đi vào làm từng bước, bài bản hơn về thủ tục để chuẩn bị về mặt tổ chức và cán bộ cho công tác diệt trừ tham nhũng“. Đây không phải lần đầu những cây viết này đề cập đến những câu chuyện tương tự. Những thứ hay ho không được đề cập, họ chỉ bới những thứ gây nên những sự ngờ vực, đa nghi nơi công chúng. Việc thành lập và vận hành của Ban nội chính Trung ương mới chỉ diễn ra một thời gian ngắn nên chưa thể khẳng định được hiệu quả cũng như những tác dụng do nó mang lại. Vấn đề nhân sự của Ban này càng không phải bàn nhiều. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã thực sự “chọn mặt gửi vàng” với những con người này. Những câu chuyện kiểu ông này vỗ mặt ông kia vì ảnh hưởng đến quyền lợi, địa vị của chính mình được vốn chưa được công khai trên một kênh thông tin nào nhưng dưới con mắt của những văn sỹ này biến thành một món hàng hấp dẫn những người nghe. Nên chăng chúng ta nên gọi những con người này với những tên gọi phù hợp hơn với vản chất của chính họ. Trong đó cũng nên kiếm cho họ một danh phận phù hợp: “Những nhà chém gió đại tài“.
Một Blog nó chỉ phản ánh tiếng nói, chính kiến của những con người cụ thể với một vấn đề, nội dung cụ thể. Nó được tán phát, lan truyền trên các trang mạng internet, gây nên một số hiệu ứng cho xã hội nên những người tham gia vào công việc này cũng cần có “tâm” đứng trên nền tảng của lòng yêu nước thực thụ. Quê hương Nghệ An – mảnh đất địa linh nhân kiệt chắc cũng không đồng tình với hành động của những con người nhân danh hương sắc quê hương để làm những chuyện đáng lên án./.

DLV (Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, BBT có chỉnh sửa nội dung cho phù hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét