Quốc tế đã ghi nhân tỷ phú USD đầu tiên Việt
Nam là ông Phạm Nhật Vượng. Nhiều người được cho là có tài sản tính bằng USD
lên tới 10 chữ số nhưng chưa vào danh sách tỷ phú. Đa số họ đều âm thầm, không
muốn lộ tài sản của mình nhưng danh hiệu này là một niềm kiêu hãnh mà tất cả
doanh nhân chân chính đều mong đợi.
Hé lộ gương mặt số 2
Trang Bloomberg vừa đưa thông tin cho rằng, bà
chủ hãng hàng không
tư nhân duy nhất của Việt Nam VietJet Air có thể trở thành nữ
tỷ phú đôla đầu tiên và là tỷ phú USD thứ 2 tại Việt Nam.
Theo đó, bà Nguyễn Thị
Phương Thảo, TGĐ VietJet Air sẽ có tài sản ròng vượt 1 tỷ USD sau khi hãng hàng
không này phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Tài sản của bà Thảo
được Bloomberg liệt kê còn bao gồm dự án BĐS rộng 65 hecta ở TP.HCM, vốn ở 3
khu nghỉ dưỡng bao gồm Furama Resort ở Đà Nẵng, Ana Mandara ở Nha Trang, An Lam
Ninh Van Bay Villas và cổ phần tại Ngân hàng HDBank.
Nữ phó chủ tịch HDBank
từng góp vốn vào 2 NH tư nhân đầu tiên của Việt Nam: Techcombank và VIB được
xem là ứng cử viên sáng giá nhất chính thức được ghi nhận là tỷ phú USD thứ 2
tại Việt Nam nhờ sự ra mắt công chúng của hãng hàng không chiếm gần 40% thị phần
nội địa.
Trước đó, trong báo
cáo hồi cuối 2014, một NH Thụy Sĩ khẳng định Việt Nam có 2 tỷ phú lọt danh sách
siêu giàu với tổng tài sản khoảng 3 tỷ USD tuy nhiên tên tuổi của họ không được
tiết lộ. Một người không ai khác chính là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ tịch
Vingroup.
Trên thực tế, sự đồn
đoán về những người giàu nhất Việt Nam với khối tài sản có giá trị tỷ USD khá
nhiều. Rất nhiều gương mặt đã được đưa ra bàn tán xôn xao nhưng không được xác
nhận cũng như không có những con số cụ thể.
Trong vài năm gần đây,
bà Nguyễn Thị Nga, chủ tịch Tập đoàn BRG và NH SeABank, cũng đã được kỳ vọng sẽ
trở thành tỷ phú thứ 2 tại Việt Nam. Tập đoàn BRG của nữ đại gia này đứng sau
hàng loạt các vụ thâu tóm khách sạn, BĐS khủng như: KS Hilton, KS Thắng Lợi, KS
Sông Nhuệ, Intimex, Vietfracht (VFR)…
Bên cạnh đó, Tập đoàn BRG do
bà Nguyễn Thị Nga đứng đầu còn có rất nhiều thành viên khác như: SeABank, sân
Golf quốc tế Đảo Vua - Kings' Island Golf Resort (Sơn Tây, Hà Nội); khu nghỉ
dưỡng ven biển và sân Golf Quốc tế Đồ Sơn Seaside Golf Resort (Hải Phòng); khu
vui chơi giải trí thể thao và sân Golf quốc tê Legend Hill - Legend Hill Golf
Resort (Sóc Sơn, Hà Nội)...
Chúa đảo Tuần Châu -
Đào Hồng Tuyển thậm chí còn được đồn có đến 2 tỉ đô la. Ông là người Việt Nam
duy nhất cho đến nay dám đắp một con đường hơn 2km nối đất liền với đảo và là
người biến một hòn đảo hoang thành một thiên đường du lịch.
Hồi giữa 2014, ông Đào
Hồng Tuyển đã ký hợp đồng hợp tác trị giá 10 ngàn tỷ đồng với LienVietPostBank
để triển khai một loạt dự án lớn của Tập đoàn Tuần Châu về hạ tầng, du lịch,
công nghệ.
Mấy năm trước đây, ông
Bầu Đoàn Nguyên Đức đã có lần bày tỏ khát vọng sớm trở thành một tỷ phú đô la
của Việt Nam. Và ước mơ đó của ông dù chưa thành hiện thực nhưng là có cơ sở
khi hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng.
Giàu hơn cả tỷ phú?
Trong mảng BĐS, một gương mặt cũng phải kể đến
có khả năng lọt tốp tỷ phú USD là ông Vũ Văn Tiền.
Đại gia gắn liền với những thương vụ nhẹ nhàng ngàn tỷ này khi thị trường BĐS
sôi động được một người trong cuộc đánh giá có dòng tiền lên tới “một vài tỷ
USD”.
Cho đến nay, Geleximco của
ông Tiền vẫn là một DN lớn ở Việt Nam với hàng loạt các dự án có vốn đầu tư cả
chục nghìn tỷ đồng như: án Khu đô thị mới dầu khí - Geleximco (trên 10 nghìn
tỷ), Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn...
Ông Tiền gần đây cũng
thâu tóm nhiều DN lớn như Seaprodex. Đại gia này nổi tiếng với vụ bán 70% cổ
phần Xi măng Thăng Long cho tập đoàn Semen Gresik của Indonesia với giá 230
triệu USD hồi năm 2012.
Một đại gia kín tiếng
khác có khối tài sản khổng lồ là ông Dương Công Minh - chủ tịch HĐQT Him Lam.
Tập đoàn này hồi đầu năm 2015 đã mua 30 triệu cổ phiếu LienVietPostBank và trở
thành cổ đông lớn nhất của NH này với tỷ lệ sở hữu 15%. Ông Minh cũng là chủ tịch
LienVietPostBank.
Him Lam còn là
"ông lớn" trong lĩnh vực địa ốc, với hơn hàng đơn vị thành viên và
công ty liên kết hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh BĐS, tài chính
ngân hàng, khu vui chơi giải trí, sân golf tiêu chuẩn quốc tế… tại TP.HCM, Hà
Nội và nhiều địa phương khác.
Đại gia Nguyễn Văn Trường ở Ninh Bình được xem
có thể là một tỷ phú USD với những dự án chấn động ngàn tỷ. Khai xuân 2016, DN
Xuân Trường của đại gia này đã động thổ xây dựng Khu du
lịch quốc gia Hồ Núi Cốc với tổng mức đầu tư khoảng 15 ngàn tỷ
đồng.
Doanh nhân này đã
thành công với nhiều dự án du lịch tâm linh trên địa bàn cả nước, điển hình như
dự án: Quần thể khu du lịch Tràng An - Chùa Bái Đính, tại tỉnh Ninh Bình; Khu
du lịch Tam Chúc tại tỉnh Hà Nam.
Gần đây, giới đầu tư
còn thấy sự bùng nổ của nhiều đại gia như doanh nhân Đỗ Quang Hiển. Đại gia này
đã thâu tóm hoặc/và trở thành cổ đông chiến lược tại một loạt các DN lớn như:
Bệnh viện Giao thông vận tải và TCT Rau quả nông sản (Vegetexco). Tập đoàn
T&T của doanh nhân này cũng có mặt trong danh sách đấu giá IPO Vinafor, DN
đang sở hữu 45.500 ha đất.
Nhiều doanh nhân được
xem có những khối tài sản khổng lồ và có thể trở thành tỷ phú USD bất cứ lúc
nào nếu các DN của họ niêm yết cổ phiếu trên sàn. Có thể kể ra như: ông
Johnathan Hạnh Nguyễn (vua hàng hiệu Việt Nam), ông Đặng Văn Thành (ông trùm NH
một thời, trùm mía đường), Lê Văn Kiểm Long Thành Goft, Huỳnh Uy Dũng, bà
Trương Mỹ Lan…
Đa số các đại gia Việt
không muốn lộ diện về bản thân và các tài sản của mình. Tuy nhiên, trong giới
làm ăn, giàu có và uy lực của họ thì đã được thừa nhận cả trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh hội nhập, việc tận dụng các cơ hội và kênh dẫn vốn chứng khoán
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để DN lớn mạnh về quy mô, tăng khả năng cạnh
tranh. Đây là động lực khiến nhiều đại gia lộ diện. Giới đầu tư sẽ sớm đón nhận
những tỷ phú USD tiếp theo.
V. Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét