Đây là số cổ phiếu mà TTF phát hành cho các cổ đông của Công ty cổ phần Chế biến gỗ Trường Thành (BD2) - một trong những công ty thành viên của TTF, với mục đích sáp nhập công ty con BD2 vào công ty mẹ TTF. Sau khi hoán đổi cổ phần, vốn điều lệ của TTF tăng lên 45,1 tỷ đồng và đạt hơn 1.446 tỷ đồng.
Gỗ Trường Thành sẽ gia tăng cơ hội xuất khẩu nhờ TPP. Ảnh: Lê Toàn |
Cơ cấu cổ đông của TTF sau khi phát hành chỉ có ông Võ Trường Thành, Chủ tịch HĐQT của Công ty là cổ đông lớn sở hữu 14,7 triệu cổ phần, tương đương 10,17% vốn điều lệ. 60 cổ đông nước ngoài nắm 6,91 triệu cổ phiếu, tương đương 4,78%.
Thứ hai, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016 sắp tới, TTF sẽ trình cổ đông thông qua việc phát hành 69,7 triệu cổ phiếu cho Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tân Liên Phát - một công ty con của Tập đoàn Vingroup để thực hiện hợp đồng vay chuyển đổi thành cổ phiếu.
Theo đó, sau 2 đợt thực hiện khoản vay chuyển đổi, Tân Liên Phát đã đầu tư tổng giá trị 1.201,9 tỷ đồng vào TTF, tương đương 69,7 triệu cổ phần. Như vậy, Tân Liên Phát sẽ nắm giữ khoảng 32,5% vốn điều lệ mới của TTF.
Được biết, Tân Liên Phát là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn thuộc Tập đoàn Vingroup, trong đó nổi bật nhất là Dự án Vinhomes Central Park Tân Cảng và cũng là chủ đầu tư của chuỗi siêu thị Vinmart.
Năm 2014, với việc sở hữu trên 74% cổ phần của Công ty Tân Liên Phát, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã từng bước thâu tóm công ty này.
Ngay từ tháng 2/2014, Vingroup đã sẵn sàng bỏ ra 1.266 tỷ đồng để mua thêm 30% cổ phần của Tân Liên Phát. Cùng với gần 30% cổ phần đang nắm giữ bởi Công ty Vincom Retail - công ty con của Vingroup, Công ty Tân Liên Phát đã trở thành công ty con của Tập đoàn này.
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, sau khi Tân Liên Phát thông qua việc tăng vốn điều lệ, đến tháng 8 và tháng 11/2014, Vingroup tiếp tục bỏ thêm tiền để sở hữu thêm 5% và 10% cổ phần của Tân Liên Phát.
Theo báo cáo tài chính của Vingroup, số tiền mà Tập đoàn này phải bỏ ra cho 15% cổ phần tiếp theo là 2.059 tỷ đồng. Như vậy, Vingroup đã nắm trong tay 74,38% cổ phần của Tân Liên Phát. Động thái với Tân Liên Phát dường như đang được áp dụng với TTF.
Bắt đầu tư năm 2015, sau khi tái cấu trúc tài chính và được một số ngân hàng xóa nợ, TTF tập trung mảng thị trường nội địa vì đây là mảng sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận tốt hơn xuất khẩu. Trong đó, các đơn hàng lớn cho nhiều năm sau của TTF lại đến từ các dự án lớn như Vinhomes, Vinpearl, Masteri, Đại Quang Minh, Riviera… Theo thông tin từ ông Võ Trường Thành, năm nay, Vingroup có thể đặt đơn hàng lên đến 1.500 tỷ đồng, chiếm khoảng hơn 50% doanh thu của TTF. Cho đến thời điểm này, nhờ mua thêm nhà máy của doanh nghiệp Hàn Quốc để mở rộng quy mô sản xuất, TTF có thể tăng doanh thu thêm 300 tỷ đồng so với kế hoạch 2.760 tỷ đồng và nhà máy này có thể đóng góp 700 tỷ đồng doanh thu cho TTF trong năm 2016.
Đặc biệt, việc dần thoát khỏi khủng hoảng dòng tiền đã giúp TTF có thêm động lực đầu tư để tận dụng cơ hội từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TTP sẽ mở đường cho Gỗ Trường Thành xuất khẩu sang Mỹ và Nhật, 2 quốc gia chiếm tới 65% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Gỗ Trường Thành còn có lợi thế do nguồn gỗ từ rừng trồng đã đến tuổi khai thác, đáp ứng yêu cầu về xuất xứ sản phẩm trong TPP. Ngoài ra, TTF tiếp tục tìm kiếm khách hàng quốc tế mới có tỷ suất lợi nhuận cao hơn khi các khách hàng chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để chuẩn bị khi TPP có hiệu lực.
Việc Vingroup tham gia cổ đông chiến lược được ví như “ông bụt” trợ giúp TTF phát triển, trong khi đó, đối với Vingroup, TTF cũng không kém hấp dẫn.
Anh Hoa lộ trình thâu tóm doanh nghiệp này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét