Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

HỒ SƠ DOANH NHÂN ĐẶNG VĂN THÀNH

Theo ông Thành đã là doanh nhân cần phải nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi kiến thức vì sự thất bại của họ có tầm ảnh hưởng rất lớn với xã hội, thương hiệu, cán bộ, nhân viên, gia đình.
Năm sinh: 1960
Nơi sinh: TP. HCM
Trình độ chuyên môn: Cử nhân quản trị kinh doanh
Quá trình công tác:
Từ năm 1978- 1980: Đi nghĩa vụ quân sự
Từ 1980 - 1989: Làm kinh tế gia đình
Từ 1989 -1990: Chủ nhiệm HTX Tín dụng Thành Công
Từ 1993 - 1994: Ủy viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Từ năm 1994 đến nay: Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Sự Nghiệp:
Ông Thành khởi nghiệp với công việc kinh doanh phân phối đường cát, mật rỉ, thực phẩm công nghệ, sản xuất kinh doanh cồn...Sau một thời gian hoạt động, ông đã gầy dựng nên Công ty Thành Thành Công. Sau đó, ông đã giao công ty cho vợ quản lý và chuyển sang lĩnh vực tài chính tín dụng với việc xây dựng Ngân hàng Sacombank.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín thành lập từ năm 1991 với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng, đến nay dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch HĐQT Đặng Văn Thành Sacombank đã đạt vốn điều lệ 10.739 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 144.925 tỷ đồng, hơn 10.000 nhân viên, 400 chi nhánh, phòng giao dịch ở 3 nước Đông Dương, 1 triệu khách hàng và 80% các điểm giao dịch là bất động sản thuộc sở hữu riêng. Sacombank thực sự là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Ngày 12/7/2006 Sacombank là ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM với mã giao dịch STB.
Sacombank một thời là cổ phiếu “hot” nhất trên sàn và được nhà đầu xem như là một chỉ báo tâm lý của thị trường. Thanh khoản của STB lúc nào cũng đứng đầu thị trường.
Sacombank phát triển gắn liền với tên tuổi và gia đình ông Đặng Văn Thành. Sau bao nhiêu nỗ lực để xây dựng nên Sacombank thuộc hàng top các ngân hàng cổ phần Việt Nam, giờ đây, quyền kiểm soát ngân hàng này của ông đang mất dần, cho dù hiện nay ông và con trai - Đặng Hồng Anh vẫn là Chủ tịch HĐQT và phó Chủ tịch HĐQT của STB.
Cho đến nay nhóm cổ đông được xem là thâu tóm 70% cổ phiếu của Sacombank vẫn chưa biết hết nhưng hai đại diện của nhóm cổ đồng nay đã lộ diện là Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam. Họ đã đưa  người đại diện của mình vào hội đồng quản trị và các vị trí chủ chốt trong Sacombank.
Cổ đông mới cam kết hỗ trợ, ngân hàng Sacombank trở thành một ngân hàng đa năng và hàng đầu. Song, con người mới, suy nghĩ mới, quyền lực mới, cách điều hành mới có lẽ sẽ khiến bộ máy Sacombank không tránh khỏi những mâu thuẫn.
Mặc dù ông Thành hiện nay vẫn là Chủ tịch HĐQT của Sacombank nhưng kể từ năm 2012 – 2015 người đại diện theo pháp luật mới của ngân hàng sẽ là Tổng giám đốc Trần Xuân Huy.
Trong thời gian qua thị trường tài chính có nhiều phiên “náo loạn” bởi một số “sếp” ngân hàng bị bắt. Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cũng ra lệnh điều tra vụ thâu tóm Sacombank. Còn Thủ tướng thì tuyên bố kiên quyết xử lý tội phạm thâu tóm ngân hàng. Có lẽ, những thông tin đó cũng làm cho HĐQT hiện tại của Sacombank như ngồi trên đống lửa.
Câu chuyện về thâu tóm Sacombank chắc chắn còn khiến báo chí tốn nhiều giấy mực. Không những vậy có thể có những xáo trộn lớn khi thanh tra có những kết luận chính thức về vụ thâu tóm này.
Cùng với 2 người có liên quan khác gồm ông Huỳnh Nhân Anh và Đặng Nhân Dung, tổng số cổ phiếu liên quan đến nhà gia đình ông Đặng Văn Thành là 79,8 triệu đơn vị, chiếm tỷ lệ 7,43%. Nếu tính theo giá thị trường cổ phiếu STB tại ngày 7/8 là 23.000 đồng, số cổ phiếu cá nhân ông Thành sở hữu trị giá 982 tỷ đồng, ông Hồng Anh là 854 tỷ đồng. Như vậy, ông Thành và những người có liên quan đang có tổng cộng trên 1.836 tỷ đồng tại STB.
Mạng lưới chi nhánh của Sacombank
Số lượng cổ phiếu của STB qua các năm

Văn phòng giao dịch của Sacombank trải dài trong và ngoài nước
Các công ty trực thuộc Sacombank
Theo CafeLand

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét