Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Anh Nguyện Chết Vì Em - Hồ Việt Trung



Khai Thác Con Đông trùng hạ thảo Tự nhiên ở vùng Tây Tạng Trung Quốc







CLIP HÀI CƯỜI VỠ MỒM VỢ NGƯỜI TA CỦA PHAN MẠNH QUỲNH




HÌNH CHUP CHÙA NIẾT BÀN TỊNH XÁ TẠI TP BIỂN VŨNG TÀU ĐẦU XUÂN 2016






ĐẦU XUÂN 2016 ĐI DU XUÂN VÃN CẢNH CHÙA TAI TP BIỂN VŨNG TÀU XINH ĐEP..



Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Carlsberg Việt Nam chi triệu đô tiếp thị bia Tuborg

1 triệu USD cho thiết kế nhãn, 450 tỷ đồng cho marketing... là những khoản chi ấn tượng Carlsberg Việt Nam dành cho việc giới thiệu dòng bia cao cấp Tuborg với thị trường Việt Nam, đặc biệt với đối tượng khách hàng trẻ, trong năm 2016.
Trong tháng 4/2016, Carlsberg Việt Nam sẽ tung nhãn hiệu Tuborg tại thị trường Việt Nam sau khi chinh phục hơn 70 quốc gia trên thế giới. Chia sẻ của ông Tayfun Uner - Tổng Giám đốc Carlsberg Việt Nam nhân sự kiện này.
Hướng đến giới trẻ
Qua 25 năm "chinh chiến" tại Việt Nam, ông đánh giá như thế nào về sức tiêu thụ bia của thị trường Việt?
Theo đánh giá của tôi, tiêu thụ bia của thị trường Việt Nam trong 3 năm vừa qua là tương đối cân bằng, không tăng trưởng.
Việt Nam có 90 triệu dân. Nếu so sánh với những quốc gia có dân số khiêm tốn hơn thì rõ ràng tổng lượng tiêu thụ bia của Việt Nam sẽ cao, nhưng nếu tính theo đầu người thì tiêu thụ bia ở Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều quốc gia. Ví dụ ở Đan Mạch, tiêu thụ bia trên đầu người là 80 lít/người/năm - đây vẫn là một đất nước yên bình và khỏe mạnh. Trong khi đó, trung bình mỗi người Việt chỉ mới tiêu thụ 30 lít bia/người/năm.
Do vậy, khi so sánh cần đặt trong tương quan về dân số chứ không chỉ nói riêng về quy mô tổng lượng tiêu thụ.
vietnamnet
Ông Tayfun Uner - Tổng Giám Đốc Calsberg Việt Nam cùng Bà Nadezhda Deshkovets- Giám Đốc Marketing Carlsberg Việt Nam cùng giật nắp Tuborg “Khởi đầu cuộc vui”.
Người Việt thường uống bia theo "gu" hơn là nhãn hiệu. Tuy nhiên, với hàng chục thương hiệu cả trong nước và nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường hiện nay, Tuborg có điểm khác biệt gì và có cơ hội nào trong thời gian tới?
Tôi nghĩ là sự cảm nhận của khách hàng về Tuborg với hình ảnh bao bì đến chất lượng sản phẩm quan trọng hơn là những gì do tôi giới thiệu.
Tuy nhiên, có thể nói sơ lược như thế này: Tuborg là bia lager được nấu với công nghệ lên men chìm, có hương vị êm dịu, thanh mát mang theo mùi hương của hoa bia và ngũ cốc. Bia có vị đắng nhẹ. Hương vị này phù hợp với các bữa ăn nhẹ như salad và các món ăn Việt Nam cay nồng.
Bên cạnh đó, với nắp giật độc đáo, thiết kế chai màu xanh với chữ nổi đặc trưng, dễ cầm, chúng tôi hướng đến phân khúc lớn là giới trẻ.
Nhắm Top 3 nhãn hiệu bia hàng đầu ở Việt Nam
- Tuborg là thương hiệu bia nổi tiếng của Carlsberg, tại sao tới giờ Carlsberg mới quyết định mang sản phẩm vào thị trường Việt Nam? Tham vọng của ông là gì?
Chúng tôi đã ra nhập thị trường Việt Nam 25 năm nhưng mới chính thức trở thành công ty 100% vốn đầu tư của Carlsberg từ năm 2012. Năm 2013, chúng tôi đã đổi mới thương hiệu Huda và ra mắt sản phẩm Huda Gold ở thị trường miền Trung. Năm 2014, chúng tôi tái tung Halida tại miền Bắc. Năm 2015, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu phát triển sản phẩm Tuborg tại Việt Nam để sẵn sàng cho lễ ra mắt.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu rất nhiều lần về sự phù hợp của sản phẩm với người dùng từ nhãn hiệu đến hình ảnh và thấy rằng, người tiêu dùng trẻ ở thị trường Việt sẽ rất thích Tuborg. Tham vọng của chúng tôi là đưa Tuborg trở thành một trong ba nhãn hiệu bia hàng đầu thuộc phân khúc bia cao cấp ở Việt Nam.
Hai tuần vừa qua chúng tôi đã triển khai bán sản phẩm này và sản lượng là khá lớn. Với khởi đầu này, chúng tôi rất tự tin có thể đạt và vượt kế hoạch đề ra cho năm 2016.
Về thời điểm ra mắt lúc này, tôi cho là hợp lý vì bắt đầu vào mùa hè, sức tiêu thụ của thị trường sẽ lớn hơn. Từ ngày 8/4, các khách hàng đã có thể tìm mua Tuborg ở các điểm bán, beer garden, karaoke và các đại lý của Carlsberg Việt Nam.
vietnamnet
Tuborg với màn “chào sân” ấn tượng tại Hà Nội
Xây dựng một nhãn hiệu bia chất lượng và được nhiều người đón nhận, liệu các ông đã tính đến phương án chống hàng giả, hàng nhái chưa?
Nhìn vào chai bia Tuborg có thể thấy ở thị trường Việt Nam hiện không có chai bia nào được thiết kế như vậy. Nhãn bia khớp với thiết kế lõm trên thân chai, và phần thiết kế này được đầu tư riêng 1 triệu USD.
Về nắp giật, khi giật ra sẽ có âm thanh đặc trưng, được sản xuất ở Nhật Bản với công nghệ hiện đại. Giá thành cho chi tiết này rất đắt nhưng chúng tôi cảm thấy hài lòng. Đặc biệt là khi thưởng thức, không thể làm nhái hương vị bia của Đan Mạch được.
-Với mức đầu tư như vậy, liệu giá bán của Tuborg có cao không, thưa ông?
Giá bia trên thị trường còn phụ thuộc vào điểm bán. Chẳng hạn như ở những nơi như các khách sạn 5 sao, các quán bar thì giá sẽ cao, còn ở những quán bình dân thì mức giá giá phổ thông 14.000-15.000 đồng/chai, tôi nghĩ là hợp lý với một nhãn hiệu bia quốc tế.
Với việc ra mắt sản phẩm mới, Carlsberg có kế hoạch cải thiện thị phần ở Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Với mong muốn trở thành những thương hiệu dẫn dắt thị trường, riêng với sản phẩm Tuborg chúng tôi đã đầu tư hơn 450 tỷ đồng ngân sách dành riêng cho chiến dịch marketing. Với riêng đội ngũ tiếp thị, hiện chúng tôi có 1.200 người - đây là bộ phận rất quan trọng để đưa nhãn hiệu bia tới người tiêu dung. và tôi coi vai trò của họ còn lớn hơn tôi nữa
Ngoài ra, trong năm 2015, chúng tôi cũng đã dành rất nhiều thời gian để tiến hành nghiên cứu thị trường từ bao bì sản phẩm, đến thương hiệu, chất lượng. Chính vì vậy năm 2016, chúng tôi rất tự tin với sản phẩm Tuborg này. Các bạn có thể tin rằng, chắc chắn là chúng tôi sẽ không ở vị trí thứ 4 mãi mãi.
Xin cảm ơn ông!
Chi Lan

Hai chỉ vàng khởi nghiệp của đại gia Lê Phước Vũ

Chỉ với 2 chỉ vàng làm vốn, ông chủ Tập đoàn Hoa Sen khởi nghiệp kinh doanh bằng một cửa hàng nhỏ bán tôn và thu về số tiền lãi 650.000 đồng - số tiền lớn nhất vợ chồng Lê Phước Vũ có được, tính đến thời điểm đó sau 10 năm bôn ba.

Năm 2013, công ty của ông chủ bán tôn ngày nào đạt lợi nhuận hơn 580 tỷ đồng sau kiểm toán. Quý 1 2014 (1/10/2013 - 31/12/2014), công ty đạt tổng doanh thu 3.334 tỷ đồng, đem về cho khoản lãi ròng 103 tỷ đồng.
Hiện ông đang nắm giữ gần 43 triệu cổ phiếu HSG tương đương gần 2443 tỷ đồng và là người giàu thứ 6 trên sàn chứng khoán, sau sự kiện Tôn Hoa Sen bỏ ra 32 tỉ đồng tổ chức sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam vào hồi tháng 5/2013.
Khởi nghiệp từ hai chỉ vàng và niềm tin nơi người khác
Như sự sắp đặt của số phận sau bao năm bôn với cuộc sống,ông và gia đình đã phải sống rất vất vả. Hy vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn đẩy vợ chồng ông lên Buôn Ma Thuật thử lập nghiệp. Nhưng hy vọng cũng nhanh chóng tàn lụi sau 2 tháng thay đổi. Trở lại Sài Gòn lần hai, thất bại không làm Lê Phước Vũ nản lòng.
Phước-Vũ, Tôn-Hoa-Sen, khởi-nghiệp, thành-công, Sài-Gòn, bí quyết,
Ông chủ Tập đoàn Hoa Sen Lê Phước Vũ.
Con đường kinh doanh đến với Lê Phước Vũ hoàn toàn tình cờ. Ban đầu, ông được mời làm quản đốc Công ty Gỗ Đức Thành (tiền thân của CTCP Gỗ Đức Thành hiện nay, đang niêm yết tại HOSE với mã GDT). Trong thời gian này, ông tình cờ gặp gỡ Giám đốc một công ty thép nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Quý mến sự thật thà, tư chất thông minh và đặc biệt ý chí vươn lên mạnh mẽ của chàng trai Việt vị Tổng Giám đốc nọ gợi ý cho Lê Phước Vũ thử tự kinh doanh.
Năm 1994, chỉ với 2 chỉ vàng trong tay - số tiền gia đình ông tích lũy sau nhiều năm bôn ba, Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh với một cửa hàng nhỏ bán tôn tại ngã tư An Sương, quận 12, TP HCM. Ông kể lại vẫn nhớ như in vào ngày 18/5/1994, vợ chồng ông nghẹn ngào, mừng tủi nắm trong tay số tiền lãi 650.000 đồng - số tiền lớn nhất vợ chồng có được tính đến thời điểm đó qua 10 năm vất vả, bôn ba.
Phước-Vũ, Tôn-Hoa-Sen, khởi-nghiệp, thành-công, Sài-Gòn, bí quyết,
Lê Phước Vũ trong buổi gặp với Nick Vujic.
Sau 3 năm kinh doanh, ông Vũ nhận thấy rằng cửa hàng hoạt động không còn hiệu quả, đánh liều ông vay mượn khắp nơi mở một xưởng cán tôn. Thời gian đầu ông gặp không ít khó khăn vì phải chạy vạy lo tiền thanh toán trả góp máy móc thiết bị, lương nhân viên, áp lực cạnh tranh…Nhiều lúc tưởng chừng như xưởng của ông ngấp nghé bên bờ vực phá sản nhưng chữ "nhẫn" mà ông học được từ triết lý phật giáo đã giúp ông bình tĩnh giải quyết mọi việc một cách hợp lý nhất, cũng từ đó công việc làm ăn của ông ngày càng thuận lợi hơn. Khi có một lượng khách hàng ổn định, ông Vũ quyết tâm mở rộng thêm nhiều xưởng tôn khác, vừa làm, vừa học để tích lũy kinh nghiệm về công nghệ sản xuất mới cũng như cách thức quản trị kinh doanh.
Vì vậy, sau một thời gian, ông chuyển lên xây dựng xưởng cán tôn, rồi chyển lên sản xuất lớn đòi hỏi đầu tư hiện đại, cho ra sản phẩm tốt cao... Tiếp đến, Tôn Hoa Sen xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối hiệu quả... để cạnh tranh với các đối thủ nặng ký là những tập đoàn lớn của nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam. Và ông đã gặt hái được rất nhiều thành công sau những cố gắng không ngừng nghỉ của mình.
Ai cũng có thể biện cho mình một lý do kinh doanh nhưng riêng ông có một quan điểm kinh doanh rất đáng trân trọng: "Khi kinh doanh tôi tuyệt đối không dùng kỹ xảo, thủ đoạn, bởi tôi tin khởi nghiệp xuất phát từ tinh thần đúng sẽ tạo nên phong cách chuẩn mực, tạo được niềm tin nơi người khác", ông chia sẻ.
Kinh doanh gắn liền với trực giác và kiến thức
Với ông khi làm kinh doanh việc đầu tiên là phải xác định được mục tiêu của mình sao cho phù hợp để từ đó có hướng phát triển tốt nhất mà hiệu quả nhất. "Những doanh nghiệp lâu năm, trong bối cảnh này đều phải cố gắng tự điều chỉnh. Có như vậy cơ hội mới có thể mở ra. Hẳn các bạn trẻ sẽ thắc mắc, làm thế nào để doanh nhân có thể nhận biết cơ hội mà nắm bắt kịp thời. Câu trả lời rất đơn giản: bằng trực giác. Do đó, không nên nhìn sự việc qua hiện tượng, mà nên xem xét bản chất của sự việc. Và trực giác tốt luôn đi kèm với kiến thức" - ông nói.
Trong khi đó trong quá trình kinh doanh, người trẻ nên tự hỏi xem tiền bạc là mục tiêu hay phương tiện? Nếu xem tiền bạc là mục tiêu, người trẻ sẽ dễ bất chấp phương tiện. Thực chất, người làm kinh tế là người mang lợi ích đến cho cộng đồng. Và trên thực tế, doanh nhân Việt Nam chịu rất nhiều áp lực. Các nước khác đều đã hoàn thiện về mặt chuẩn mực, nhân lực cũng có chất lượng cao, làm kinh tế do vậy cũng nhiều thuận lợi. Nên đòi hỏi người là kinh doanh phải hết sức tinh tế và đặt ra được những mục tiêu sao cho hiệu quả nhất.
"Tuy nhiên, khó khăn nhất cũng chính là cơ hội, bởi khi trật tự đã được xác lập thì rất khó để khởi nghiệp. Ở Việt Nam, rõ ràng còn nhiều cơ hội dành cho người biết nhìn ra cơ hội. Đặc biệt, khó khăn hiện tại cũng là giai đoạn tốt nhất cho những người khởi nghiệp tham gia thương trường. Tuy nhiên, cũng đừng quá ảo tưởng, mà phải biết dấn thân" - ông chia sẻ.

Theo Đông Nam Á

Hai anh em bỏ ĐH Harvard quyết làm 'gã khổng lồ' công nghệ

Rory O'Reilly (21 tuổi) và Kieran O'Reilly (20 tuổi) đã quyết định bỏ học tại trường Havard để theo đuổi đam mê công nghệ.

Havard là nơi nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy, ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng của mình, Harvard được xem như một trong những đại học danh tiếng nhất thế giới.
Vì vậy, khi biết tin Rory O'Reilly và Kieran O'Reilly trúng tuyển vào trường Havard, bố mẹ của hai chàng trai rất vui mừng, theo CBS News.
bỏ Harvard, công nghệ, tỷ phú, start up, khởi nghiệp
Rory O'Reilly và Kieran O'Reilly - những chàng trai tạo ra trang GifYoutube.
Đầu năm 2014, hai anh em đã cho ra đời trang GifYoutube để dễ dàng chuyển đổi video trên YouTube thành file GIF (ảnh động). Mọi người chỉ cần vào trang này, chèn đường link URL của YouTube, sau cú click chuột và chờ đợi trong giây lát, hoặc gõ thêm chữ "gif" vào sau "www.", trước "youtube.com" là được.
Chỉ trong một tháng ra mắt, trang web nhanh chóng thu hút 17 triệu người truy cập, trong đó có cả tỷ phú Richard Branson, chuyên gia huấn luyện chó Cesar Millan và nhóm hacker Anonymous.
Tuy nhiên, trong năm 2014, hai nam thanh niên đã quyết định tạm dừng việc học ở Havard để chuyển tới San Fransico gặp gỡ các nhà đầu tư và phát triển trang web tại Thung lũng Silicon. Họ muốn theo đuổi đam mê trở thành "gã khổng lồ" công nghệ.
Kieran chia sẻ: “Ban đầu đến đây, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Tôi không có gì ngoài hy vọng và niềm đam mê. Thậm chí, tài khoản ngân hàng của tôi có lúc bị âm 66 USD”.
Hiện nay, cả hai sống tại văn phòng làm việc, nằm trên con phố nổi tiếng mà một số tên tuổi lớn của ngành công nghiệp công nghệ cao cũng ở đó như Jobs, Bill Gates, Zuckerberg… Hàng ngày, bố mẹ Kieran và Rory sẽ đem thức ăn và những vật dụng cần thiết đến cho cặp anh em.
“Bill Gates, Zuckerberg… từng bỏ học nhưng giờ họ là những người đang thực sự thay đổi toàn bộ thế giới. Tôi rất vui vì mình cũng có suy nghĩ giống họ” - Rory cho hay.
(Theo Zing)

Trung Dung: Từ 2 đô la trong túi, đến doanh nhân tỉ USD ở Mỹ

Câu chuyện thành công của doanh nhân gốc Việt Trung Dung được đề cập đến trong nhiều tờ báo tên tuổi của Mỹ bao gồm cả Wall Steet Journal, Forbes, FT và thậm chí xuất hiện trong cuốn sách The American Dream của Dan Rather.
Trung Dung - nhà sáng lập gốc Việt của công ty phần mềm OnDisplay từng chia sẻ rằng: "Khi còn nhỏ, tôi không nhìn thấy bất cứ cơ hội nào, cuộc sống của tôi dường như không hề có tương lai".
Tuy nhiên 15 năm sau khi tới Mỹ, câu chuyện thành công của Trung Dung đã xuất hiện trên khắp các mặt báo cùng sự ngưỡng mộ của tất cả mọi người. Người ta nói rằng anh chính là minh chứng cho thấy "giấc mơ Mỹ" là có thật và rằng “chỉ cần cố gắng, phép màu sẽ xảy đến”.
Đến Mỹ với... 2 USD
Con đường từ nghèo khổ trở nên giàu có của Trung Dung bắt đầu từ năm 1984 khi ấy anh 17 tuổi. Sau khi tới Mỹ với chỉ 2 USD và vốn tiếng Anh ít ỏi, dù nghèo khổ nhưng Trung Dung chưa bao giờ từ bỏ ước mơ và nỗ lực học tập.
Những ngày đầu sang Mỹ là khoảng thời gian khó khăn của Trung Dung. Lúc đầu, anh và người chị của mình xin được lưu trú ở Louisiana, sau đó chuyển sang Boston. Một năm sau, ông may mắn vượt qua được kỳ thi tương đương trung học và ghi tên học hai môn Toán, Tin tại Trường Đại học Massachusetts ở Boston.
Trung Dung tiếp tục vừa học vừa làm đủ mọi công việc, từ rửa chén bát trong nhà hàng đến kỹ thuật viên trong các phòng máy tính và thậm chí lau dọn tại bệnh viện để nuôi sống bản thân và gia đình.
Ngoài tấm bằng đại học từ trường Massachusetts, Trung Dung còn hoàn thành chương trình tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính từ đại học Boston và lấy được bằng MBA từ trường BKU.
Trước khi thành lập nên công ty của riêng mình, Trung Dung là kỹ sư tại Công ty phần mềm thương mại điện tử Open Market.
"Gỡ rối" thế giới web
Năm 1996, Trung Dung chính thức rời Open Market và thành lập công ty riêng. Thời điểm đó, Trung Dung đã chịu rất nhiều sức ép từ gia đình, thậm chí cha anh nói rằng: "Việc này thật điên rồ".
Dẫu vậy, Trung Dung vẫn khẳng định: “Tôi biết web sẽ trở thành xu hướng chính và cái tên nổi bật nhất thời điểm đó là Netscape. Dù có thể tìm kiếm được rất nhiều thứ trên web nhưng điều tôi băn khoăn lúc đó là mình không thể điều khiển được các dữ liệu ở trên đó”.
Đây là vấn đề khá nan giải, nhất là với những đơn vị vẫn phải sử dụng và phụ thuộc vào trung gian như các chương trình tìm kiếm dữ liệu trên web.
Từ đó, Trung Dung nảy ra ý tưởng về một phần mềm có thể cung cấp thông tin một cách thuận tiện hơn cho người dùng. Mục đích là để giúp các doanh nghiệp có thể so sánh thông tin như giá vé máy bay hay tình trạng của những dịch vụ cung ứng khác.
Sau đó, Trung Dung gặp Mark Pine - người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dữ liệu và cùng thành lập nên OnDisplay có trụ sở tại California. Pine chịu trách nhiệm là CEO còn Trung Dung là Giám đốc công nghệ của công ty.
Thương vụ khiến cả nước Mỹ "e dè"
OnDisplay là công ty chuyên về phát triển phần mềm giúp các đơn vị điều hành web có thể thu thập, tìm kiếm thông tin từ những website khác và trình bày chúng theo một cách thuận tiện nhất.
Nhìn chung, OnDisplay tập trung vào việc tìm ra những giải pháp tốt hơn để giúp các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin và họ chủ yếu nhắm tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.
Điều đáng nói là thời điểm đó, rất nhiều công ty công nghệ Mỹ như America Online và Amazon.com tập trung giải quyết vấn đề của những khách hàng nhỏ le. Tuy nhiên Pine và Trung Dung lại nhắm tới những khách hàng là doanh nghiệp.
Phần mềm CenterStage của OnDisplay thu thập dữ liệu từ Internet và tổ chức trong một hình thức dễ sử dụng. Mức giá khởi điểm cho việc thu thập dữ liệu thông qua phần mềm này là 50.000 USD.
OnDisplay có khoảng 100 nhân viên và 120 khách hàng bao gồm cả những tên tuổi lớn như Travelocity của Sabre – đơn vị sử dụng phần mềm của OnDisplay để lấy thông tin từ những website khách sạn và hàng không khác và cung cấp giá cả cho khách hàng.
Năm 1998, doanh thu của công ty đã vượt quá con số 10 triệu USD và nhận khoản đầu tư lên tới 35 triệu USD.
Một năm sau đó (năm 1999), OnDisplay trở thành một trong 10 công ty IPO thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Tiếp tục tới năm 2000, Trung Dung đã khiến cho nước Mỹ e dè và nể phục khi chuyển nhượng công ty OnDisplay cho hãng Vignette Corp với giá gần 1,8 tỷ USD.
Sau thành công với OnDisplay, Trung Dung tiếp tục thực hiện một số dự án kinh doanh và đạt được không ít thành công. Tháng 5/2014, Trung Dung cùng với Nilesh Jain thành lập nên Bluekey Services.
Câu chuyện thành công của anh được đề cập đến trong nhiều tờ báo tên tuổi của Mỹ bao gồm cả Wall Steet Journal, Forbes, FT và thậm chí xuất hiện trong cuốn sách The American Dream của Dan Rather.
(Theo Trí thức trẻ)

‘Cây đại thụ’ tâm huyết với ngành vàng Việt Nam

Là một chuyên gia đồng hành với ngành vàng hàng chục năm qua, ông Đinh Nho Bảng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam luôn tâm huyết với nghề và được nhiều doanh nghiệp trong nước tín nhiệm.
Ở tuổi lục tuần ông Đinh Nho Bảng vẫn tận tụy với nghề và giữ vững vai trò của mình. Hoạt động trong Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, ông cũng là một trong những người thường xuyên xuất hiện trên mặt báo với tư cách chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh vàng.
vietnamnet
Ông Đinh Nho Bảng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam
Ông Bảng nắm rất chắc từng sự biến động của tình trạng vàng trên thế giới và trong nước, nhạy bén và luôn đưa đưa những nhận định giúp các doanh nghiệp xác định được những hướng đi đúng đắn, phù hợp với bối cảnh.
Đánh giá về xu hướng phát triển ngành vàng và trang sức ở Việt Nam, ông Bảng cho rằng xu hướng đầu tư vào vàng sẽ lên ngôi; trang sức bạch kim và vàng trắng hứa hẹn sẽ trở thành cơn sốt trong năm 2016.
vietnamnet
Buổi trao đổi chuyên môn giữa ông Đinh Nho Bảng và ông Đào Văn Hùng - Giám đốc Marketing thương hiệu Skymond Luxury.
Theo sự biến động của thời trang thế giới, nhu cầu sử dụng trang sức để làm đẹp và thể hiện đẳng cấp của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, phần lớn người Việt vẫn giữ thói quen lựa chọn trang sức vàng ta và đá quý sắc sỡ để phô trương hơn làm đẹp. Đó là sự vận động ngược chiều so với xu hướng chung của thế giới là ưa chuộng những dòng sản phẩm bạch kim, vàng trắng và kim cương tinh tế, sang trọng hơn.
Ông Bảng cho biết, vàng chỉ nên phục vụ cho mục đích tích trữ, bởi đây là chất liệu không mang nhiều giá trị thẩm mỹ, độ mềm dẻo cao nên không bền, màu vàng ánh kim đậm khó kết hợp với màu da và cũng thường khó kết hợp với các loại trang phục. Trong khi đó, vàng trắng lại bắt mắt hơn với vẻ đẹp sang trọng, tinh tế, không hề phô trương như vàng vàng, lại phù hợp với mọi lứa tuổi, nhiều màu da và dễ dàng phối hợp với đa dạng phong cách thời trang.
Đặc biệt, sự xuất hiện của bạch kim tại Việt Nam - một trong những chất liệu quý hiếm nhất trên thế giới - cũng khiến cho thị trường trang sức trở nên sôi động và có nhiều chuyển biến tích cực.
Mặc dù thị trường vàng trang sức vàng đang phát triển, song ông Bảng nhận định hầu hết các doanh nghiệp đều lựa chọn phương án an toàn là kinh doanh dàn trải với rất nhiều dòng sản phẩm. Mang tới sự lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng, song định hướng của các doanh nghiệp này không rõ ràng.
vietnamnet
Buổi trao đổi chuyên môn giữa ông Đinh Nho Bảng và ông Đào Văn Hùng - Giám đốc Marketing thương hiệu Skymond Luxury.
“Hiện tại, tôi đánh giá cao thương hiệu Skymond Luxury - một trong số ít những doanh nghiệp hoạt động có trọng tâm, chỉ tập trung phát triển hai dòng sản phẩm chính là bạch kim và vàng trắng. Điểm đặc biệt ở chỗ, chưa có doanh nghiệp nào dám mạnh dạn sản xuất và kinh doanh trang sức bạch kim, bởi đó là chất liệu rất quý hiếm và khó chế tác. Đây là một bước đi đúng đắn giúp doanh nghiệp phát triển một cách có chọn lọc, định hướng thị trường không tụt hậu so với xu hướng chung”.
Vũ Ngọc Minh

Hôn nhân của nữ nhà báo bị đe dọa "mua quan tài ngay"

"Tóc ngắn, đeo kính, to cao, dáng hơi nam tính" - đó là những điểm mà những người quen nhận diện về Thu Trang - nữ nhà báo điều tra nổi tiếng hiện nay. Nhưng tận cùng trong vóc dáng ấy là một tâm hồn phụ nữ lãng mạn, yếu đuối, dễ tổn thương, dễ xúc động...

 
Clip 1: Nhà báo Thu Trang và hành trình làm từ thiện, những điều tử tế.
 
Clip 2: Những chia sẻ về chồng và con gái của nhà báo Thu Trang.
Nhà báo Hà Sơn: Có rất nhiều người khi chưa xây dựng gia đình, coi những chuyến đi, đề tài như những khoảnh khắc quý giá của đời sống, của công việc mà mình theo đuổi. Nhưng cũng có những người phụ nữ khi đã có gia đình muốn chọn sự an toàn, bình yên. Ngọn lửa nghề với chị, tôi có cảm nhận nó vẫn đang cháy. Nuôi dưỡng được ngọn lửa đam mê cho nghề có khó lắm không?
Nhà báo Thu Trang: Khi lấy chồng mọi cái khó khăn hơn. Khi đi vào những việc quá phức tạp, xa xôi tôi sẽ phải chia sẻ với chồng và lúc đầu thường nhận được sự ngăn cản. Khi anh ấy không thu xếp đi được cùng sẽ ngăn cản. Nhưng dường như chồng tôi cũng quen với điều đấy vì anh ấy biết ngăn cản cũng không được. Tôi thường nói: "Em thấy làm việc này là đúng. Em không có gì phải hối tiếc". Vậy nên chồng tôi thay vì ngăn cản thì rất quan tâm, ủng hộ, thường xuyên hỏi han và chia sẻ khó khăn với tôi.
Anh ấy có một cái đầu tỉnh táo giúp tôi tránh xa những cám dỗ để nhận thức được điều gì nguy hiểm. Đó là thứ rất đáng quý. Nếu nói rằng lấy chồng phải tắt ngọn lửa đam mê nghề nghiệp với tôi không chính xác lắm. Tôi vẫn làm những việc như trước nay mình đã làm.
Nhà báo Hà Sơn: Ngoài là một trong những nữ nhà báo điều tra có nhiều bài viết gây tiếng vang và thậm chí đoạt giải báo chí quốc gia, chị cũng là người rất tích cực làm thiện nguyện. Làm việc này có không không, thưa chị?
Nhà báo Thu Trang: Nếu nói rằng phải cố gắng để bảo vệ quan điểm và lối sống của mình một cách tử tế thì hơi buồn cười nhưng nhiều khi phải thế. Nhiều người phải gồng lên để đi tiếp, để theo đuổi đam mê của mình. Tôi biết rất nhiều người làm thiện nguyện một cách bền bỉ, nhưng tôi nghĩ họ phải vô cùng bản lĩnh, phải có quá trình đấu tranh tự thân rất lớn mới có thể theo đuổi công việc ấy.
Nhiều người có những mâu thuẫn, nghi kị, hạ bệ. Tôi nghĩ có thể cố gắng tử tế được bao nhiêu thì hãy cố gắng. Vì khi làm được những việc tốt, trước hết nó có ích cho chính mình, mình cảm thấy thanh thản, dễ chịu hơn khi không ám ảnh những đề tài, số phận đã gặp. Đó là sự giải thoát cho chính mình. Tôi không ngại ngần khi góp chút sức lực của mình để làm những điều tử tế. Và tôi vẫn sẽ sống như thế thôi.
Nhà báo Hà Sơn: Trong suốt hành trình đi làm các công việc thiện nguyện chị gặp những gian truân, khó khăn gì?
Nhà báo Thu Trang: Chủ yếu vì đường xá xa xôi, đi lại khó khăn và phần nhiều sự giúp đỡ không thấm vào đâu, cảm giác bất lực là chính. Nhiều khi phải cực kỳ cố gắng để theo đuổi tiếp những đam mê của mình.
Nhà báo Hà Sơn: Chị có chia sẻ mình không giàu có về tiền bạc nhưng giàu có khi nhận sự quan tâm, tình cảm của đồng nghiệp. Nhà chị có rất nhiều đồ vật được bạn bè tặng. Có vẻ như bên cạnh chồng, những người đồng nghiệp thân thiết cũng tiếp thêm nguồn động viên, năng lượng để chị thêm yêu, gắn bó với nghề báo?
Nhà báo Thu Trang: Đúng vậy. Tôi may mắn là dù không phải người quảng giao nhưng bạn bè tốt ở bên đủ để cảm thấy ấm áp. Bên cạnh tôi là một người chồng tốt và cũng là một người bạn tốt. Những người bạn của chồng cũng thế. Họ không nói nhưng dường như cũng hiểu tính cách của hai vợ chồng và thường giúp đỡ không phải về vật chất nhưng tôi thực sự cảm thấy mình giàu có nhờ những tình cảm ấm áp ấy. Còn tài sản, giàu có ư?, tôi chẳng có gì và cũng không có nhu cầu nhiều lắm. Mình thấy như hiện tại là đủ, miễn sống làm sao hạnh phúc là được.
Hotface, người nổi tiếng, nhà báo bị đe dọa 'mua quan tài ngay'
Những người bạn thân trong đám cưới của nhà báo Thu Trang.
Nhà báo Hà Sơn: Nhiều người nói đằng sau nhà báo Thu Trang nổi tiếng là người phụ nữ rất yêu chồng và yêu con. Có ý kiến cho rằng để sống với một người phụ nữ cá tính và thông minh như chị, người chồng phải cần một cái "đầu lạnh"?
Nhà báo Thu Trang: Nhiều khi nghĩ cũng thương chồng vì sống với một người có quá nhiều diễn biến dữ dội như tôi. Đó là lý do bất cứ khi nào bước về nhà, tôi để công việc bên ngoài cửa, sống trong gia đình như một sự hưởng thụ sẽ bớt căng thẳng.
Thực sự tôi cũng biết chồng và con mình thiệt thòi hơn rất nhiều những người khác vì tôi thường phải chịu sự căng thẳng trong đề tài hay trong đời sống. Thậm chí có những thời điểm con tôi cũng bị tác động, bị thầy cô hỏi han khi tôi làm những đề tài động chạm. Ví dụ như vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.
Vụ ấy ảnh hưởng đến cả chồng tôi và thậm chí anh ấy còn bị nhắc nhở. Chính vì chồng đủ tốt, đủ tử tế, đủ mạnh mẽ để bao dung và che chở tôi nên mọi khó khăn đều trôi qua rất nhanh. Đúng là tôi rất yêu gia đình.
Nhà báo Hà Sơn: Người đồng nghiệp rất thân với chị có chia sẻ với tôi rằng: “Đằng sau vẻ gai góc, xù xì của nhà báo Thu Trang lại là một người rất yếu đuối và lãng mạn”...
Nhà báo Thu Trang: Đúng đấy, lãng mạn cũng có thể. Đó là một trong những lý do giúp tôi cân bằng. Tôi luôn sống rất bản năng, kể cả gai góc hay lãng mạn, yếu đuối cũng bản năng. Vì luôn được sống một cách bản năng như thế nên tôi cảm thấy khá hạnh phúc.
Hotface, người nổi tiếng, nhà báo bị đe dọa 'mua quan tài ngay'
Vợ chồng nhà báo Thu Trang.
Nhà báo Hà Sơn: Người ta có thể hình dung một nhà báo viết nhiều đề tài gây tiếng vang trong xã hội thì ở nhà phải là một người phụ nữ đảm đang, chị có nấu được bữa cơm ngon cho chồng không?
Nhà báo Thu Trang: Nhà tôi bình đẳng, cả hai vợ chồng đều vào bếp. Nếu vợ bận chăm sóc cây cối thì chồng nấu cơm. Khi đi làm về vợ dọn dẹp nhà cửa, chồng nấu cơm hoặc ngược lại. Cả hai vợ chồng cùng chia sẻ công việc gia đình nên cũng không có vấn đề gì khó khăn lắm.
Nhà báo Hà Sơn: Vợ chồng chị có quy định sẽ phải ăn cơm với nhau bao nhiêu buổi trong một tuần? Hay phải dành thời gian cho nhau như đi xem phim, nghe nhạc hay làm gì đó để tái tạo năng lượng và cân bằng cuộc sống?
Nhà báo Thu Trang: Chúng tôi chẳng có kế hoạch gì một cách bài bản. Thích thì rủ nhau hôm nay đi xem phim đi, hoặc có thời gian rảnh rủ nhau chăm sóc vườn cây hay thăm bạn bè, người thân hay rủ nhau đi miền núi. Đó là cách cân bằng. Nhưng thời gian gần đây hôm nào tôi cũng đi làm về khá muộn. 
Nhà báo Hà Sơn: Con gái chị học lớp 10. Chị có sự định hướng nào cho con, ví dụ như trở thành nhà báo giống mẹ chẳng hạn?
Nhà báo Thu Trang: Hôm trước con gái nói đùa: "Con sẽ không làm nhà báo giống mẹ đâu vì con sẽ không dũng cảm được như mẹ". Con gái nói như thế nhưng tôi cũng thấy cháu có những tố chất, cá tính khá giống tôi. Tôi chưa bao giờ định hướng cho con sẽ làm gì. Cháu sẽ làm những gì nó cảm thấy thích nhất. Không biết cháu có định làm nghề giống tôi không nhưng nếu có ý định làm nghề báo thì có lẽ bản năng của một người mẹ, tôi sẽ định hướng cho cháu làm một cái nghề khác.
- Cảm ơn nhà báo Thu Trang!